Bạn đang phân vân giữa DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro cho chuyến bay sắp tới? Cả hai mẫu flycam đến từ DJI đều sở hữu công nghệ tiên tiến, chất lượng camera vượt trội và hiệu suất bay ổn định, nhưng mỗi sản phẩm lại phù hợp với những nhu cầu khác nhau. Trong bài viết này, DJI Store Việt Nam sẽ so sánh DJI Air 3S vs Mavic 3 Pro một cách chi tiết, giúp bạn dễ dàng lựa chọn model phù hợp nhất với nhu cầu quay chụp và ngân sách của mình.
Điểm tương đồng giữa DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro
Khi so sánh DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro, có thể thấy cả hai mẫu flycam này đều sở hữu thiết kế gập gọn linh hoạt, dễ dàng mang theo khi di chuyển. Cả DJI Air 3S vs Mavic 3 Pro đều sử dụng chung ứng dụng điều khiển DJI Fly, mang lại trải nghiệm vận hành mượt mà và quen thuộc cho người dùng.
Về kích thước, khi gập lại, cả hai có hình dáng gần như tương đồng. Về hệ thống camera, cả DJI Air 3S vs Mavic 3 Pro đều được trang bị cảm biến góc rộng với tiêu cự tương đương 24mm và camera tele 3X với tiêu cự tương đương 70mm, đáp ứng tốt nhu cầu quay chụp từ xa. Ngoài ra, cả hai dòng flycam này đều hỗ trợ công nghệ tránh chướng ngại vật toàn diện 360 độ, nâng cao tính an toàn khi bay trong nhiều điều kiện địa hình khác nhau.
So sánh DJI Air 3S vs Mavic 3 Pro – Phần cứng
Xét về phần cứng, DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý. DJI Air 3S được trang bị cảm biến LiDAR phía trước, hỗ trợ hệ thống tránh chướng ngại vật một cách chính xác và an toàn hơn trong môi trường phức tạp. Trong khi đó, DJI Mavic 3 Pro nổi bật với mô-đun camera tele 7x, mở rộng góc nhìn và khả năng chụp xa vượt trội.
Ngoài ra, DJI Air 3S là phiên bản mới hơn với mức giá dễ tiếp cận hơn, đồng thời hỗ trợ công nghệ truyền tín hiệu mới O4 (OcuSync 4.0), tay điều khiển DJI RC2, cùng khả năng mở rộng kết nối với module DJI 4G Dongle để tăng cường độ ổn định khi bay ở khoảng cách xa. Ngoài ra,Air 3S còn được tích hợp bộ nhớ trong lớn hơn, thuận tiện cho việc lưu trữ khi không sử dụng thẻ nhớ ngoài.
Ngược lại, DJI Mavic 3 Pro có trọng lượng nặng hơn khoảng 200g so với Air 3S, thuộc phân khúc flycam hạng nặng theo chuẩn châu Âu (C2 thay vì C1), yêu cầu điều kiện vận hành nghiêm ngặt hơn. Camera chính trên Mavic 3 Pro được trang bị khẩu độ có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhiều điều kiện ánh sáng và nhu cầu quay phim chuyên nghiệp hơn.
So sánh về phần mềm
Xét về phần mềm, DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro đều sử dụng nền tảng điều khiển chung là ứng dụng DJI Fly, tuy nhiên DJI Air 3S có lợi thế là phiên bản ra mắt sau, được tích hợp hệ thống theo dõi chủ thể thông minh hơn, kết hợp hiệu quả với công nghệ tránh chướng ngại vật thế hệ mới. Nhờ đó, khả năng nhận diện và bám sát đối tượng trên Air 3S trở nên mượt mà và chính xác hơn trong các tình huống bay phức tạp.
Cả DJI Air 3S vs Mavic 3 Pro đều hỗ trợ các chế độ quay tự động như MasterShots, QuickShots và FocusTrack. Tuy nhiên, DJI Mavic 3 Pro nổi bật với khả năng quay video ở nhiều định dạng độ phân giải cao hơn trên camera chính, bao gồm 5K 50fps và hỗ trợ gam màu D-Log cho nhu cầu hậu kỳ chuyên sâu.
Bên cạnh đó, DJI Air 3S cho phép người dùng tinh chỉnh phong cách hình ảnh (image style tuning) ngay trong thiết lập camera, cho phép điều chỉnh mức độ sắc nét và khử nhiễu theo ý muốn. Đây là một tính năng hữu ích với người dùng cần tối ưu hóa chất lượng video mà không can thiệp quá sâu vào hậu kỳ.
So sánh DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro – Trải nghiệm bay
Khi xét về trải nghiệm bay giữa DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro, có thể thấy sự khác biệt là rất nhỏ, và phần lớn cảm giác điều khiển đều tương đồng ở cả hai thiết bị. DJI Air 3S có thời lượng bay thực tế nhỉnh hơn đôi chút, mang lại lợi thế trong các tình huống quay dài hoặc bay khảo sát.
Khả năng kháng gió
Về khả năng kháng gió, DJI Mavic 3 Pro được đánh giá là mạnh mẽ hơn Air 3S, đặc biệt trong điều kiện thời tiết không lý tưởng, tuy nhiên điểm này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào từng môi trường bay cụ thể và khó có thể xác thực một cách tuyệt đối.
Khả năng tránh chướng ngại vật
Một yếu tố ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm bay thực tế là hệ thống cảm biến tránh chướng ngại vật thế hệ mới trên DJI Air 3S. Hệ thống này không chỉ nhận diện vật thể tốt hơn, bao gồm cả những vật nhỏ như dây điện hay cành cây mà còn hỗ trợ máy bay tự động di chuyển linh hoạt hơn khi luồn lách qua các không gian hẹp, với tốc độ và độ chính xác cao hơn.
Trong điều kiện bay thủ công, không kích hoạt tính năng hỗ trợ tránh vật cản, DJI Air 3S vs Mavic 3 Pro mang lại cảm giác điều khiển tương đương. Tuy nhiên, DJI Mavic 3 Pro tạo ra tiếng ồn động cơ lớn hơn đôi chút, có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm trong môi trường cần sự yên tĩnh hoặc khi quay ở cự ly gần.
So sánh về chất lượng hình ảnh
Chất lượng hình ảnh 1x
Khi so sánh DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro về chất lượng hình ảnh, điểm đáng chú ý là sự khác biệt giữa ống kính và cảm biến của cả hai mẫu. DJI Air 3S với ống kính sáng hơn đã khắc phục được nhược điểm của cảm biến nhỏ hơn Mavic 3 Pro. Kết hợp với cảm biến 50 megapixel, Air 3S có thể cho ra chất lượng ảnh cao hơn so với Mavic 3 Pro, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu.
Tuy nhiên, ảnh JPEG gốc của cả DJI Air 3S vs Mavic 3 Pro, và khó có thể đưa ra kết luận rõ ràng. Sự khác biệt chủ yếu đến từ cách xử lý ảnh, với màu sắc có sự sai lệch nhỏ dù thiết lập cân bằng trắng tương đồng, đồng thời, nhiễu ảnh cũng khác biệt do công nghệ cảm biến khác nhau.
Trong các tình huống thiếu sáng với ISO cao, sự khác biệt càng rõ nét. Các bức ảnh sau khi xử lý từ file RAW cho thấy rằng dù Air 3S có ảnh 50 megapixel với nhiễu màu nhiều hơn (dễ dàng khử), nhưng ảnh 12 megapixel lại cho độ sạch cao hơn, thậm chí vượt trội hơn cả ảnh 20 megapixel của Mavic 3 Pro. Như vậy, DJI Air 3S vs Mavic 3 Pro cho thấy Air 3S có lợi thế nhẹ về chất lượng hình ảnh trong tình huống này.
Chất lượng hình ảnh 3x
Cả DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro đều được trang bị mô-đun 3X, về lý thuyết, tính năng này tương đương giữa hai mẫu flycam. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các mô-đun này hoàn toàn giống nhau, vì mỗi chiếc flycam vẫn có sự khác biệt nhất định trong khả năng xử lý và chất lượng hình ảnh.
Kết quả chụp giữa DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro khá giống nhau, với các file JPEG 48 megapixel từ Air 3S cho thấy một số cải tiến nhẹ trong quá trình xử lý, tạo ra hình ảnh sắc nét hơn. Tuy nhiên, dữ liệu gốc vẫn không có sự khác biệt đáng kể. Các bức ảnh RAW và ví dụ ảnh 12 megapixel của cả hai mẫu flycam trông gần như giống hệt nhau, phản ánh khả năng chụp ảnh rất tương đồng.
So sánh DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro – Quay video
Cả DJI Air 3S vs DJI Mavic 3 Pro đều có khả năng quay video 4K ở tốc độ 60 khung hình mỗi giây (4K60p) với cả hai mô-đun camera, mang lại chất lượng video mượt mà. Tuy nhiên, DJI Mavic 3 Pro có một số lợi thế nhỏ, đặc biệt là khả năng quay video 5K với mô-đun 1X, hỗ trợ nhiều tốc độ khung hình lên đến 50p.
Ngoài ra, DJI Mavic 3 Pro cũng đi kèm với gam màu DLOG, mang lại dải động rộng và màu sắc phẳng, lý tưởng cho quá trình hậu kỳ, đồng thời cho phép người dùng lựa chọn mã hóa video h264 và h265, cũng như độ phân giải C4K (17:9 4K).
Tổng kết
Qua so sánh DJI Air 3S và DJI Mavic 3 Pro cho thấy cả hai mẫu flycam đều có những ưu điểm riêng: Air 3S gọn nhẹ, thời gian bay lâu và giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu quay video 4K. Mavic 3 Pro mạnh mẽ hơn với video 5K, camera điều chỉnh khẩu độ, phù hợp cho các dự án chuyên nghiệp. Tùy vào nhu cầu và ngân sách, người dùng có thể lựa chọn flycam phù hợp giữa hai dòng sản phẩm này.